Tuy không phải là một ngày nghỉ lễ chính thức nhưng ngày Cá tháng Tư (1/4) vẫn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một ngày mà bạn có thể trêu mọi người thoải mái mà không sợ bị giận cũng thật thú vị đấy chứ. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Lễ nói dối này nhé!
Nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư
Tại sao lại gọi là ngày Cá tháng Tư? Chắc hẳn ai cũng tò mò về điều này khi một ngày lễ lại có cái tên lạ lẫm như vậy.
Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Vào thế kỉ XVI, vua Charles IX quyết định cải cách niên lịch, đưa ngày tết truyền thống từ cuối tháng 3 trở về ngày 1/1. Tuy nhiên, không phải ai cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles nên người dân ở thôn quê vẫn ăn mừng tết theo hệ thống lịch cũ.
Điều này khiến những người tiến cấp lịch không hài lòng và cho rằng những ai ăn tết vào ngày 1/4 thuộc về khái niệm “ngớ ngẩn”. Từ đó ngày 1/4 cũng tượng trưng cho ngày sai lệch thông tin.

Tháng tư được xem là tháng của cung song ngư, biểu tượng của 2 con cá dính vào nhau. Bên cạnh đó, thời điểm này trong năm có nhiệt độ ôn hòa, cá thu dễ bị đánh bắt do đi riêng lẻ, nên khái niệm Cá tháng Tư xuất hiện ám chỉ sự khù khờ.
Sau này, trẻ em châu Âu thường chọc ghẹo người khác trong ngày Cá Tháng Tư bằng cách viết vài từ nhạo báng lên con cá giấy rồi dán lên lưng đối tượng. Đó cũng là lý do tại sao ngày cá tháng tư được chọn là ngày nói dối!
Ý nghĩa của ngày Cá Tháng Tư
Ngày cá tháng Tư là ngày hội mang tính chất vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và có khiếu hài hước. Những lời nói dối vô hại hoặc trêu ghẹo nhau với những người thân quen sẽ mang lại nhiều tiếng cười sảng khoái và niềm vui trong cuộc sống.
Xem thêm: Định nghĩa về cách troll bạn bè vào ngày Cá tháng Tư như thật là như thế nào?
Ngày cá tháng Tư trên thế giới như thế nào?

Những quốc gia trên thế giới đều có lễ kỉ niệm ngày Cá tháng Tư riêng biệt, hãy cùng xem họ sẽ làm những gì thú vị ngay dưới đây nhé!
Tại Pháp
Ngày Cá tháng Tư ở nước Pháp – nơi được xem là quê hương của ngày lễ này sẽ luôn trong tư thế lừa hết mình. Phần lớn trẻ em ở đây rất hưởng ứng ngày 1/4 . Bọn trẻ hay làm một con cá giấy để dán sau lưng bạn bè của mình, cho đến khi đối tượng bị phát hiện, chúng sẽ đồng thanh “Poisson d’Avril” – có nghĩa là “ Cá tháng Tư” để tất cả cùng vui vẻ.

Tại Scotland
Người Scotland có vẻ như thích vui đùa hơn bình thường khi chọn đến 2 ngày đầu tháng tư làm ngày nói dối. Cá tháng Tư ở Scotland có tên gọi là “Hunt the Gowk Day”, trong đó gowk nghĩa là một người ngu ngốc trong tiếng bản địa. Nếu ngày đầu tiên họ kỉ niệm lễ nói dối bằng các trò đùa nhau thì ngày thứ 2 là ngày “Taile Day” , họ sẽ gắn đuôi giả vào sau lưng nhau như muốn nói rằng hãy đá tôi một cái đi nào.

Tại Hy Lạp
Hy Lạp là một trong những quốc gia tin rằng những trò đùa vào ngày Cá tháng Tư sẽ mang lại may mắn. Việc lừa ai đó vào ngày này sẽ mang lại sự vui vẻ cả năm, không những thế nếu khéo léo thành công trong việc làm người đó cười, bạn sẽ có được một vụ mùa bội thu. Bên cạnh đó, nước mưa ngày 1/4 có thể chữa được bệnh theo một số tín niệm của người Hy Lạp.
Tại Anh
Ở nước Anh ngày nói dối 1/4 được gọi là “April Fool” –Tháng Tư của kẻ ngốc. Tuy nhiên, các trò đùa của nước Anh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và kết thúc vào buổi trưa. Theo nghiên cứu của 2 nhà văn học dân gian Iona và Peter Opie, một người đùa giỡn sau trưa sẽ tự biến mình thành một kẻ ngốc.

Tại Mexico
Ở Mexico, có một ngày nói dối rất khác. Người Mexico kỷ niệm ngày nói dối vào ngày 28/12, tuy nhiên đây không phải là được vui vẻ như những nước khác. Vua Herod vào ngày này đã ra lệnh thảm sát những trẻ em vô tội, tạo ra một khoảnh khắc đau buồn khôn siết. Tiện quên đi sự kiện này, người ta đã chọn 28/12 làm ngày nói dối, đùa nhau những trò nhẹ nhàng để vơi nỗi đau.

Tại Mỹ
Ngày 1/4 được tổ chức ở Mỹ cả ngày và luôn được hưởng ứng. Có vẻ người Mỹ luôn thích sự vui nhộn, thậm chí bạn có thể nghe những bản tin hài hước được phát từ chính nhà đài của truyền thông Mỹ. Trong ngày này, mọi người đều khá cảnh giác khi bị lừa gì đó, nhưng kết quả dù như thế nào vẫn tạo ra một môi trường vui vẻ nhiều tiếng cười.
Tại Nhật
Ngày cá tháng tư ở Nhật còn được gọi là ngày Eipuriru Fuuru, ngày mà người Nhật sẽ tha hồ đùa nhau bằng những trò độc nhất vô nhị. Buổi sáng thức dậy bạn đã thấy nhưng pokemon đầy ngoài đường với chủ đề “pokemon xổng chuồng” hay những chai coca có danh thiếp, tên riêng lẫn số điện thoại.

Bên cạnh đó, nhà đài Nhật Bản cũng không thể thiếu trong những màn trình diễn về những tin tức hài hước. Điều này giúp những người đi làm một ngày vô cùng vui vẻ và nhiều năng lượng.
Tại Việt Nam
Cuối cùng, ắt hẳn các bạn đang muốn biết Cá tháng Tư ở Việt Nam sẽ như thế nào. Cũng như bao ngày lễ phương Tây khác, người Việt Nam cũng rất nhanh chóng du nhập ngày 1/4 này, tuy nhiên thay vì ngày lễ nói đùa nó đã bị biến thành sai lệch, trở thành ngày nói dối.

Không những thế, ngày Cá tháng Tư được một số thanh niên xem như “ ngày tỏ tình” bởi vì nếu có bị từ chối thì cũng sẽ có lý do bào chữa cho sự ngượng ngùng… Tính ra thì kết quả như thế nào cũng thấy kì kì nhỉ?
Tuy Cá tháng Tư được biết ở nhiều quốc gia nhưng nó không phải là một ngày nghỉ lễ chính thức đâu. Sắp tới 1/4 rồi đấy, hãy cảnh giác đừng để bị lừa nhá!
Xem thêm: Tỏ tình vào ngày Cá Tháng Tư? Nên hay không?