Nhu cầu sử dụng chăn đệm rất phổ biến hiện nay. Sử dụng đệm một thời gian dài, nếu không biết cách vệ sinh có thể là nơi tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đối với các sản phẩm chăn đệm bị ẩm mốc, có nhiều phương pháp đơn giản mà hiệu quả để làm sạch chăn, tránh các vi khuẩn lây lan.
Đệm dùng lâu ngày có thể bị ẩm hoặc các vi khuẩn tích tụ gây hôi, ẩm mốc. Nếu để lâu ngày và không biết cách xử lý sẽ gây ra ảnh hưởng cho sức khỏe. Hãy tham khảo một vài cách xử lý đệm bị mốc để áp dụng khi cần thiết nhé.
*** Đọc thêm: Xưởng Sản Xuất Khăn Resort Khách Sạn Cao Cấp Giá Sỉ – Dập Logo Miễn Phí SLL
Lý Do Khiến Cho Đệm Bị Ẩm Mốc
Chúng ta thường ít lưu tâm đến tình trạng nệm bị nấm mốc vì đệm thường được bọc một lớp ga trải giường hoặc nấm mốc quá nhỏ, không dễ thấy. Về lâu dài, nấm mốc phát triển lan rộng ra thành mảng lớn ở đệm cũng là lúc tình trạng nấm mốc xảy ra nghiêm trọng. Điều này rất nguy hại cho sức khỏe người dùng, vì chúng ta thường xuyên phải sử dụng đệm. Nguyên nhân có thể kể đến:
- Các vết bẩn của đồ ăn, thức uống, nước tiểu,… dính lâu ngày do không được xử lý kịp thời.
- Chúng ta thường dành thời gian từ 8-10 tiếng để ngủ. Trong lúc ngủ, nhiều cơ địa có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh dẫn đến đệm bị ẩm và lên mốc.
- Phòng ốc ẩm thấp, không thoáng khí, thiếu ánh sáng mặt trời,… là những môi trường giúp vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi mạnh mẽ.
- Không vệ sinh nệm định kỳ thường xuyên, ít khi thay ga cũng là lý do khiến nệm bị nấm.
- Tác động từ khí hậu (nước ta có đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa) cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng nấm mốc ở đệm.
5 Bước Xử Lý Đệm, Ga Trải Giường Nấm Mốc Đơn Giản
Tiếp theo, Nam Phong sẽ mách bạn cách xử lý đệm bị nấm đơn giản để giải quyết triệt để tình trạng này nhé.
Bước 1: Hút bụi
Trước khi tiến hành xử lý đệm bị mốc, bạn cần giặt sạch chăn, ga, gối, hút bụi bẩn có trên nệm. Dùng máy hút bụi làm sạch bụi bẩn trên 2 mặt của nệm. Sau đó, vệ sinh dụng cụ hút bụi để hạn chế bào tử nấm mốc lây lan sang những vị trí khác.
Bước 2: Chọn chất xử lý đệm phù hợp
Chỉ dùng nước thông thường sẽ không thể làm sạch được nấm mốc có trên nệm. Vì vậy, bạn có thể làm sạch đệm bằng baking soda, nước cốt chanh hoặc các hóa chất chuyên tẩy rửa nấm mốc để làm sạch nệm.
Bước 3: Lau sạch bằng vải ướt
Khi đã xử lý nệm bị mốc xong, bạn hãy lấy vải ướt lau thật sạch bề mặt đệm. Bạn nhúng nước sau đó vắt ráo cho khăn chỉ vừa ẩm, không bị đọng nước quá nhiều. Việc này nhằm hạn chế đệm bị ẩm sâu bên trong và lan rộng ra hơn.
Bước 4: Xịt khử trùng
Khi đã xử lý nấm mốc cũng như vệ sinh bền mặt đệm, bạn cần xịt chất khử trùng. Điều này này nhằm diệt sạch vi khuẩn, đồng thời hạn chế nấm mốc quay trở lại.
Bước 5: Phơi khô đệm
Sau khi đã hoàn tất các bước xử lý, vệ sinh đệm xong thì chúng ta đem đệm đi phơi khô là ổn rồi đấy. Bạn hãy phơi ở nơi thông tháng, có ánh nắng trực tiếp để xử lý triệt để nấm mốc có trong đệm nhé.
*** Đọc thêm: [MẸO] Xử Lý Khăn Tắm Hết Ẩm Mốc, Rụng Lông Đơn Giản Dễ Làm Tại Nhà
Chất Xử Lý Đệm Mốc Và Cách Thực Hiện
Bột Baking Soda
Đây là phương pháp nhanh chóng và tiết kiệm cho bạn khi muốn nhanh chóng tìm cách xử lý đệm bị mốc. Nguyên liệu quen thuộc trong việc vệ sinh nhà cửa, ẩm mốc là sử dụng baking soda để đánh tan vết bẩn và hạn chế vi khuẩn.
Cách xử lý đệm bị mốc bằng baking soda rất đơn giản. Chỉ cần sử dụng đơn giản bằng cách dùng nước ấm xoa đều bề mặt đệm bị ẩm mốc. Sau khi bề mặt được làm ẩm, đổ bột baking soda đã chuẩn bị sẵn lên rồi đợi khoảng 30 phút cho baking soda phản ứng và thấm đều bề mặt. Phản ứng hóa học sinh ra sẽ giúp tiêu diệt nấm mốc và các mầm vi khuẩn gây hại.
Cuối cùng, làm sạch đệm bằng cách dùng máy hút bụi để hút các chất nấm mốc đã bị bong ra. Khi đó, đệm sẽ trở nên sạch sẽ và khô thoáng hơn.
Nước Cốt Chanh Giảm Nấm Mốc
Nước cốt chanh chứa tính axit cao có khả năng diệt khuẩn tốt. Đây là loại nguyên liệu thường xuyên được sử dụng trong bữa ăn để làm tăng gia vị của món ăn hoặc nước chấm. Bên cạnh những tác dụng đó, chanh còn có nhiều công dụng khác, đặc biệt là có khả năng trị được ẩm mốc trong thời gian dài. Để xử lý ẩm mốc ở đệm, bạn cần vắt chanh để lấy nước cốt và dùng cho vị trí bị ẩm ướt.
Tiếp theo, bạn lấy khăn thấm loại nước cốt đó để xoa lên vùng bị ẩm mốc. Các vết ẩm mốc khi gặp nước chanh sẽ bị đánh bay một cách nhanh chóng, không để lại nấm mốc, vi khuẩn cho tấm đệm. Bạn có thể sử dụng được sau khi phơi nắng vài giờ.
Cách xử lý này rất nhanh chóng, hiệu quả mà an toàn, thân thiện với môi trường. Để làm sạch hơn sau khi dùng chanh và phơi nắng. Bạn có thể dùng thêm bàn chải và một chút nước bột giặt, xà phòng để làm sạch những vết nấm mốc còn sót lại.
Hóa Chất Chuyên Tẩy Rửa Nấm Mốc
Đây là phương pháp hiệu quả nhưng ít nên sử dụng bởi chúng tiếp xúc nhiều với hóa chất. Loại hóa chất thường dùng là amoniac, thuốc tím, hoặc dung dịch Chlorine dioxide… Các hóa chất này thường chuyên dụng cho việc làm sạch nấm mốc ở đệm. Đặc biệt là các nấm mốc vùng rộng lớn hoặc bị nấm ăn sâu vào đệm sẽ chỉ cần dùng hóa chất phù hợp. Đệm ngủ bị ẩm mốc khiến ảnh hưởng sức khỏe và không khí xung quanh.
Từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Các hóa chất này chuyên tẩy các nấm mốc li ti khó phân biệt, khó chải sạch được. Đây là phần rất quan trọng trong xử lý nấm tiến tới bảo vệ không gian đẹp, hiện đại và hoàn thiện hơn.
Để có thể có được những sản phẩm đệm đảm bảo sức khỏe, mọi người nên thường xuyên hút bụi. Phương pháp này giúp hạn chế nấm mốc khi sử dụng chiếc đệm. Tần suất vệ sinh đệm là khoảng 2-3 tháng nên mang ra phơi nắng một lần. Nên để cho không khí lưu thông, để đệm ở nơi thoáng mát.
Cách Phòng Tránh Đệm Bị Mốc
Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình thì việc ngăn chặn, phòng tránh đệm bị nấm mốc là vô cùng cần thiết. Hãy tham khảo những cách nhỏ dưới đây để bảo vệ chiếc đệm thân yêu của nhà bạn nhé.
- Vệ sinh định kỳ: việc bạn thường xuyên vệ sinh đệm có thể giúp bạn nhanh chóng phát hiện kịp thời đệm đang bị nấm mốc. Bạn có thể xử lý sớm trước khi nó phát triển mạnh hơn.
- Dùng các loại ga trải dường chống thấm nước: điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn đồ ăn, thức uống thấm qua ga xuống đệm.
- Giữ cho không gian luôn sạch sẽ, thoáng mát: mở cửa phòng thường xuyên để hạn chế tình trạng ẩm thấp gây nấm mốc ở đệm. Không gian cần thoáng khí, không nên hầm bí vì sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
*** Mời bạn đọc thêm: Kích thước Khăn Khách Sạn Chuẩn Là Chuẩn Ra Sao: Khăn Tắm, Khăn Mặt, Khăn Tay…
Với một vài cách xử lý đệm bị mốc nhanh chóng và hiệu quả như trên. Khăn Nam Phong hy vọng bạn đã bỏ túi cho mình cách làm tốt nhất, thuận tiện nhất. Việc sử dụng đệm và giữ cho đệm sạch sẽ là điều cần thiết. Nếu đệm có dấu hiệu bị mốc, hãy dùng ngay một trong các cách đơn giản trên để có thể sử dụng nhé.