Theo dõi Khăn Nam Phong trên

8+ Kinh Nghiệm Và 5 Kĩ Năng Để Hiểu Cách Quản Lý Spa Hiệu Quả

Nhung Lê
16/04/24

Để tạo nên được các yếu tố thu hút thì người quản lý spa cần những kĩ năng nào? Kinh doanh spa ngày nay phát triển mạnh mẽ vì nhu cầu làm đẹp ngày càng cao ở cả nam lẫn nữ. Việc chăm sóc cơ sở kinh doanh cũng như phát triển nó thành công một phần nhờ vào công sức của người quản lý spa, TMV. Trong bài viết này Nam Phong chia sẽ về check list công việc của quản lý spa, cũng như các kinh nghiệm của một quản lý spa cần phải làm…

Quản Lý Spa Là Gì?

Quản lý spa là gì
Quản lý spa là gì

Khi các bạn tìm hiểu một thứ gì đó thì bạn chắc chắn phải biết thứ bạn muốn tìm hiểu nó là gì. Quản lý spa cũng vậy, chúng ta nên tìm quản lý spa là gì trước. Nói một cách tổng quát, quản lý spa là người lãnh đạo, giám sát, chịu trách nhiệm vận hành các hoạt động kinh doanh, nhằm đảm bảo hiệu quả trong công việc và hỗ trợ cho nhân viên đáp ứng những mục tiêu và kế hoạch đề ra, hoàn thành tốt công việc hàng ngày.

Đọc thêm:

Công Việc & Nghiệp Vụ Của Một Quản Lý Spa Là Gì?

Yêu cầu của một quản lý spa
Yêu cầu của một quản lý spa

Một quản lý spa thực thụ thường đặt công việc và nghiệp vụ của mình lên hàng đầu. Vậy kỹ năng của một người quản lý spa, tmv cần phải có là:

  • Duy trì công việc một cách trôi chảy và lập báo cáo doanh thu hàng ngày.
  • Sắp xếp lịch làm việc và phân công cho nhân viên.
  • Tư vấn khi gặp khách hàng, luôn vui vẻ, niềm nở, hết lòng phục vụ.
  • Trưng bày và kiểm kê hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh của spa.
  • Lập báo cáo sử dụng hàng tháng.
  • Đảm bảo mọi tiêu chuẩn dịch vụ được đáp ứng nghiêm ngặt.
  • Cung ứng những tài liệu khuyến mãi đến những khách hàng VIP.
  • Xử lý thanh toán tiền nhanh nhẹn, khéo léo.
  • Giải đáp những thắc mắc của khách hàng về dịch vụ của spa.

Quản Lý Spa Cần Làm Gì? 5+ Kĩ Năng Quản Lý Spa Cần Phải Có

5+ Kĩ Năng Quản Lý Spa Cần Phải Có
5+ Kĩ Năng Quản Lý Spa Cần Phải Có

Phân Tích Đối Thủ

Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng” chính câu châm ngôn này nói lên tất cả. Bạn phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của spa mình cũng như theo dõi chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Từ đó phát huy những điểm mạnh tối đa và khắc phục những điểm yếu mô hình kinh doanh của spa mình để có thể cạnh tranh với những đối thủ khác.

Xử Lý Tình Huống

Kĩ năng xử lý tình huống của quản lý spa
Kĩ năng xử lý tình huống của quản lý spa

Trong hoạt động kinh doanh spa nhỏ chắc chắn không tránh khỏi những vấn đề phát sinh, tình huống bất ngờ xảy ra như:

  • Khách hàng bị dị ứng mỹ phẩm.
  • Bị đau khi nhân viên massage.
  • Bị thương.
  • Chảy máu trong quá trình trị liệu.

Nếu không được xử lý tốt, chính những sự cố này sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu của tiệm, làm giảm sự hài lòng, niềm tin của khách hàng đối với spa.

Là một người quản lý spa, bạn cần biết ứng biến tốt với những rủi ro kể trên. Bạn phải có kiến thức để nhanh chóng xử lý tình huống, đảm bảo an toàn cho khách hàng, trấn an tinh thần, tránh để họ quá sợ hãi, bức xúc.

*** Kỹ năng xử lý tình huống vô cùng quan trọng là kĩ năng là bắt buộc quản lý spa cần phải có, do đó các nhà quản lý nên tham gia các lớp đào tạo sơ cứu để nắm vững các cách xử lý rủi ro trong các tình huống trên.

Quản Lý Nhân Sự

Kĩ năng quản lý đội ngũ nhân sự
Kĩ năng quản lý đội ngũ nhân sự

Đối với kinh doanh spa thì số lượng nhân viên khá nhiều, việc người quản lý spa, tmv cần làm là thực hiện công tác giám sát công việc, đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ nhân viên. Để nâng cao chất lượng dịch vụ thì trước tiên bạn cần xây dựng đội ngũ nhân sự có  trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ với khác hàng.

Lên Ý Tưởng Kinh Doanh

Lên ý tưởng kinh doanh spa táo bạo và thiết thực

Bất kì ngành kinh doanh nào cũng phải cần có ý tưởng kinh doanh. Vì nếu ý tưởng đã cũ mà không có ý tưởng khả thi hơn thì doanh nghiêp spa rất dễ đi xuống. Khi lên được ý tưởng kinh doanh,  quản lý cần xét đến mức độ khả thi, mức độ được – mất khi triển khai. Sau đó sẽ xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể và lâu dài cũng giúp bạn định hướng rõ ràng và đúng đắn hơn.

Quản Lý Xuất nhập Kho

Quản lý xuất nhập kho cũng là kĩ năng mà một quản lý spa cần phải có
Quản lý xuất nhập kho cũng là kĩ năng mà một quản lý spa cần phải có

Nhà quản lý cần thông kê các sản phẩm từ mỹ phẩm đến vật tư…Để cái nhìn tổng quát và tỉ mỉ trong khâu quản lý xuất – nhập kho. Đây là khó khăn mà quản lý hay gặp phải vì ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.

Thực Hiện Chiến Dịch Marketing

Lên các chiến dịch marketing
Lên các chiến dịch marketing

Để khách hàng biết đến spa của mình thì cần các chiến dịch marketing để thu hút khách hàng tiềm năng. Nhưng việc đáng cân nhắc hơn là làm sao để thu hút được khách hàng cũ luôn trung thành với spa của mình vì là đối tượng mang lại phần lớn lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Chính bản thân khách hàng sẽ là người quay trở lại sử dụng dịch vụ hoặc giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới cho bạn.

Quản Lý Thông Tin & Chăm Sóc Khách Hàng (CSKH)

Quản lý và chăm sóc khác hàng spa
Quản lý và chăm sóc khác hàng spa

Khi khách hàng đã sử dụng dịch vụ spa bên mình thì cần quản lý thông tin chăm sóc khách hàng. Truyền tải đúng thông điệp, thông điệp, nội dung đúng đến đối tượng khách hàng. Với dữ liệu khách hàng khổng lồ như vậy, cần quan sát và nghiên cứu tỉ mỉ để nắm rõ hay tra cứu thông tin về hồ sơ và quy trình trị liệu đối với từng người.

8+ Kinh Nghiệm Cách Quản Lý Spa Hiệu Quả

  1. Mục tiêu kinh doanh
  2. Kế hoạch kinh doanh
  3. Chuẩn bị nguồn lực
  4. Quản lý tài chính
  5. Cập nhật xu hướng
  6. Tối ưu qui trình hoạt động
  7. Lắng nghe & phản hồi KH
  8. Tạo ra SP/DV giá trị

Kế hoạch kinh doanh spa chi tiết

Kế hoạch kinh doanh spa chi tiết nhất
Kế hoạch kinh doanh spa chi tiết nhất
  • Bạn cần có một kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng. (Cụ thể hóa bằng những con số để dễ dàng đánh giá, đo lường và kiểm soát).
  • Kế hoạch này sẽ như một bản đồ chỉ dẫn, nếu càng chi tiết, càng dễ thực hiện và tính khả thi cao.

*** Tuy nhiên chiến lược kinh doanh spa cần đảm bảo phù hợp mục tiêu người đứng đầu, ngân sách của tiệm spa.

Đặt mục tiêu kinh doanh cho spa

Mục tiêu kinh doanh spa một kĩ năng cần thiết mà lý spa cần phải có
Mục tiêu kinh doanh spa một kĩ năng cần thiết mà lý spa cần phải có

Để hoạt động kinh doanh của spa đạt được hiệu quả và phát triển, chủ tiệm spa cần đặt ra mục tiêu cho cơ sở của mình. Những mục tiêu bạn cần đặt ra để dễ tăng hiệu suất kinh doanh gồm:

  • Mục tiêu về thu nhập tài chính: Quản lý cần chia ra thu nhập hàng tháng, từ tháng chia theo tuần và nhỏ hơn là chia theo ngày, đồng thời đưa ra bản kế hoạch công việc cụ thể hàng ngày để có thể đạt được mục tiêu này.
  • Mục tiêu về khách hàng: Khách hàng là người mang đến thu nhập cho cơ sở kinh doanh, do đó bạn nên đặt mục tiêu tiếp cận bao nhiêu khách hàng trong thời gian nhất định, số lượng khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ của spa.
  • Mục tiêu về chiến lược marketing: Các hoạt động marketing của cơ sở kinh doanh đều nhằm mục tiêu thu hút khách hàng, chuyển khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng, tăng giá trị nhận diện thương hiệu,… Bạn nên chọn một mục tiêu chính cho từng chiến lược marketing để lên kế hoạch cụ thể và dễ dàng đạt được hiệu quả mong muốn.

*** Mục tiêu rõ ràng là cái đích đến để một người quản lý spa cần thấy và từ đó sẽ theo đó đi tối ưu mọi hoạt động trên đường đi đó không bị lệch mục tiêu.

Chuẩn bị kỹ lưỡng

Kinh doanh spa muốn tạo được sự hài lòng, tin tưởng và giữ chân khách hàng, bên cạnh chất lượng dịch vụ còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như nhân viên, mặt bằng, chính sách chăm sóc, marketing… Vì vậy chủ spa cần phân bổ nguồn vốn của mình cho các yếu tố này, đầu tư mặt bằng ấn tượng, bắt mắt; Đào tạo nhân viên cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc; Lên chiến lược marketing phù hợp với ngân sách và mục tiêu; Phân tích đối thủ cạnh tranh,…

Vấn đề quản lý nội bộ, quản lý thông tin khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu và áp dụng những phần mềm hỗ trợ quản lý spa có tích hợp đa dạng tính năng để việc quản lý khoa học và hiệu quả.

Quản lý tài chính chặt chẽ

Người quản lý nếu không cân đối được tài chính, dòng tiền thu chi của tiệm spa sẽ khó đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Trong kinh doanh, điểm hòa vốn vô cùng quan trọng, quản lý cần xác định được điểm này để hình dung rõ ràng hơn về sự phát triển của spa trong tương lai. Rất nhiều chủ spa rơi vào tình huống không biết ấn định giá dịch vụ phù hợp hay giảm giá bất chấp mà không tính được chi phí, lợi nhuận. Vì vậy là một người chủ hay một nhà quản lý, bạn cần nắm chắc doanh thu, chi phí, lợi nhuận của tiệm spa trong từng thời gian cụ thể.

Luôn cập nhật & nắm bắt xu hướng làm đẹp mới nhất

Cập nhật xu hướng làm đẹp là kĩ năng quan sát quản lý spa cần có
Cập nhật xu hướng làm đẹp là kĩ năng quan sát quản lý spa cần có

Kinh doanh spa chính là làm đẹp, hơn nữa thị hiếu của mọi người đều theo xu hướng. Vì vậy các dịch vụ trong tiệm spa của bạn cũng cần cập nhật liên tục xu hướng làm đẹp trên thị trường, vừa để thu hút khách hàng, vừa cạnh tranh được với đối thủ. Trong việc cập nhật xu hướng, quản lý, chủ tiệm spa là người tiên phong, cần nhanh nhạy nắm bắt và áp dụng.

Tiết kiệm thời gian cho khách hàng

Tối ưu qui trình khách hàng
Tối ưu qui trình khách hàng

Rất nhiều spa khi đông khách khiến khách hàng chờ đợi lâu hoặc sự thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng của nhân viên làm mất thời gian của khách hàng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đưa ra một quy trình làm việc đồng nhất cho nhân viên từ việc hẹn lịch, tiếp đón khách, thực hiện dịch vụ cho khách đến vấn đề chăm sóc khách hàng sau khi làm dịch vụ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm quản lý để các tính năng của phần mềm hỗ trợ trong các hoạt động liên quan đến quản lý thông tin khách hàng, từ đó tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng và nhân viên.

Chú ý lắng nghe phản hồi của khách hàng

Những góp ý, phản hồi của khách hàng sẽ phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của tiệm spa, góp phần giúp quản lý spa tích lũy thêm kinh nghiệm. Khách hàng sẽ chỉ ra những vấn đề cần cải thiện, những nhân viên chưa đạt yêu cầu về tay nghề hay thái độ. Để tăng thêm sự hài lòng cho khách hàng, quản lý cần biết lắng nghe, đồng thời phản hồi lại đánh giá khách hàng.

Đặc biệt thông qua những góp ý này, bạn cần có kế hoạch điều chỉnh những hạn chế, thiếu sót để tăng chất lượng dịch vụ cho tiệm spa của mình.

Tạo ra các dịch vụ và sản phẩm có giá trị

Người quản lý spa cần không ngừng đưa ra ý tưởng về dịch vụ, sản phẩm mới để khác biệt hóa so với dịch vụ còn lại của mình và của đối thủ cạnh tranh. Để có thể làm được điều này, quản lý spa cần:

  • Tìm hiểu thêm về những phương pháp, dịch vụ mới từ các spa trong nước và nước ngoài.
  • Tiến hành khảo sát khách hàng để xác định nhu cầu, mong muốn của họ.
  • Tập hợp nhân viên nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu tìm ra các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp thị hiếu khách hàng.
  • Tìm kiếm những nhà cung cấp khác nhau để làm cho sản phẩm và dịch vụ tại spa thêm đa dạng hơn.

Với những chia sẽ trên chắc bạn đã có câu trả lời cho mình: quản lý spa cần những kĩ năng nào? những kinh nghiệm cần thiết cho quản lý spa…

SẢN PHẨM LIÊN QUAN:  Khăn Gội Đầu | Khăn Xông Hơi | Khăn Lau Tay 100 Cotton | Khăn Body SpaKhăn Salon Tóc | Khăn Làm Nails | Khăn Trải Giường Spa Cao Cấp | Khăn Quấn Tóc nếu có nhu cầu mua các sản phẩm trên thì liên hệ với Nam Phong nhé

Quản lý spa cần nhiều kĩ năng và sự cố gắng học tập, nếu như bạn đam mê với nghề thì hãy thử sức nhé. Khăn Nam Phong chúc bạn thành công với dự án kinh doanh spa của mình!.

5/5 - (1 bình chọn)