Xông hơi được biết đến là phương pháp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp hiệu quả. Áp dụng xông hơi đúng cách, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện tích cực. Tuy nhiên, để quá trình xông hơi diễn ra an toàn nhất, bạn cần phải biết lựa chọn thời điểm xông sao cho phù hợp.
Nhiều người cho rằng vẫn có thể xông hơi sau khi ăn mà không cần phải lo lắng quá nhiều. Liệu sự thật có phải đúng như vậy? Hãy cùng tìm hiểu rõ về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
- Khăn Spa Massage Nam Phong Giá SỈ & RẺ – CC Hơn 1000+ SPA Trên Toàn Quốc
- Bật mí cuốn “cẩm nang” xông hơi rau diếp cá chi tiết, đơn giản và dễ hiểu nhất
Nên Xông Hơi Trước Hay Sau Khi Ăn
Xông hơi là quá trình mà cơ thể và làn da sẽ hấp thụ hơi nước nóng, toát ra mồ hôi để đào thải độc tố. Nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy hệ tuần hoàn máu hoạt động mạnh, toàn thân được thư giãn và nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả.
Thế nhưng, theo các chuyên gia y tế, bạn chỉ nên xông hơi khi bụng không quá no. Và tuyệt đối không nên xông hơi sau khi ăn. Bởi vì nó có thể khiến cơ thể, sức khỏe của bạn gặp nhiều nguy hại lớn.
Khi cơ thể mới ăn no, hệ tuần hoàn máu và các cơ quan đang phải tập trung “năng lượng” để xử lý thức ăn vừa mới nạp vào. Việc cố tình xông hơi trong tình trạng ăn no, sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày, giảm chức năng tiêu hóa. Hơn nữa, còn khiến cho tim đập nhanh, tim mạch rối loạn. Ngoài ra nguy hiểm hơn dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim và đột ngụy.
Nên Xông Hơi Trước Hay Sau Khi Tắm?
Tuyệt đối không tắm sau khi xông hơi! Theo các chuyên gia y học, sau khi kết thúc buổi xông hơi, bạn cần tránh tắm bất kể là dưới nước ấm hay nước lạnh. Nguyên nhân chính là sau khi tiếp xúc với hơi nóng, lỗ chân lông trên da mở rộng và thụ động nước. Tắm ngay sau xông hơi có thể làm lỗ chân lông lại co lại, làm giữ nước lại, và gây sự trì trệ, làm giảm sự lưu thông của máu, có thể dẫn đến sự đau nhức, tăng nguy cơ bị cảm lạnh, và có thể gây hại cho phổi và hệ tiêu hóa.
Do đó, việc tắm sau xông hơi sẽ dẫn đến hiệu ứng ngược và tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe. Tốt nhất là đợi ít nhất 6 giờ sau khi xông hơi trước khi tắm bằng nước. Thay vì tắm ngay sau xông hơi, bạn nên tự vệ sinh và làm sạch cơ thể bằng nước ấm trước khi xông hơi để đảm bảo cơ thể được ấm hơn và không phải trải qua sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Bên cạnh đó, trước khi xông hơi, cần tuân theo một số quy tắc để tránh những rủi ro không cần thiết. Để bảo vệ tim mạch, tránh xông hơi khi bạn đang no hoặc đói hoặc khi cơ thể mệt mỏi. Phụ nữ có kinh nguyệt hoặc mang thai cũng nên tránh xông hơi, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ nội tiết của họ.
Hãy tránh lạm dụng xông hơi liên tục trong tuần, vì điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe tổng thể. Lời khuyên là nên xông hơi cách nhau ít nhất 3 ngày một lần. Khi xông hơi, nên thở từ từ qua đường mũi và thở ra bằng đường miệng để dễ dàng thích nghi với môi trường nhiệt đới trong phòng xông hơi.
Nên ngược với câu hỏi trên “XÔNG HƠI XONG CÓ NÊN TẮM?” thì với những chia sẽ ở trên chắc chắc bạn đã có câu trả lời dành cho mình.
Xông Hơi Sau Khi Ăn Vào Thời Điểm Nào Là Thích Hợp Nhất?
Xông hơi sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho cơ thể, nếu bạn biết lựa chọn thời điểm xông. Bạn vẫn có thể xông hơi sau khi ăn, nhưng cần phải giãn cách thời gian khoảng 1-2 tiếng.
Trong khoảng thời gian chờ đợi, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và không nên vận động quá mạnh. Bạn nên tham khảo một số hoạt động thể chất nhẹ nhàng vừa giúp cho quá trình tiêu hóa thức diễn ra hiệu quả, vừa có thể hạn chế tối đa việc tích mỡ ở da. Ví dụ: dạo bộ nhẹ nhàng, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa…
Nên Xông Hơi Bao Lâu Là Hợp Lý Nhất?
Việc xông hơi là một trải nghiệm tốt cho sức khỏe, nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Thời gian xông hơi: Theo các chuyên gia tư vấn về sức khỏe, việc xông hơi nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút là tối ưu cho sức khỏe. Thời gian này đủ để bạn tận hưởng lợi ích của xông hơi mà không gây căng thẳng cho cơ thể.
Hạn chế việc xông hơi liên tục trong tuần, vì nó có thể làm mất nhiều năng lượng và gây mệt mỏi, đặc biệt là đối với hệ tim mạch. Nếu cần thiết, bạn nên thực hiện xông hơi cách nhau ít nhất 3 ngày một lần để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian để phục hồi. – Nên với thông tin sau hi vọng bạn trả lời: xông hơi nhiều có tốt không?
Sau Khi Xông Hơi Nên Làm Gì?
Sau khi xông hơi, có một số biện pháp quan trọng mà bạn nên tuân thủ để đảm bảo sức khỏe và trải nghiệm tốt hơn:
- Sử dụng khăn bông để lau khô cơ thể: Khi bạn ra khỏi phòng xông, mồ hôi thường đọng trên da và trong lỗ chân lông. Sử dụng một khăn bông để lau khô cơ thể giúp loại bỏ mồ hôi và ngăn nước thoát vào lỗ chân lông. Điều quan trọng là không nên tắm ngay sau khi xông hơi, vì điều này có thể gây ứ trệ, tích nước và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho phổi và hệ tiêu hóa.
- Nghỉ ngơi tại vùng kín gió và sử dụng thức uống ấm hoặc đồ ăn nhẹ: Hãy nghỉ ngơi tại vùng có khí lưu thông để cơ thể dễ dàng điều hòa thân nhiệt sau khi xông hơi. Thường thì nhiệt độ trong phòng xông rất cao, việc ra ngoài gió trời mát lạnh ngay sau đó có thể gây cảm lạnh. Hãy chuẩn bị một tách trà ấm hoặc một bữa ăn nhẹ như cháo để bổ sung lượng nước đã mất trong quá trình xông hơi, đồng thời giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Tận hưởng massage toàn bộ cơ thể: Xông hơi có nhiều lợi ích như tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố khỏi cơ thể và giúp thư giãn. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả, bạn có thể kết hợp xông hơi với massage toàn bộ cơ thể. Điều này bao gồm việc massage lưng, chân, tay, vai, cổ, và mặt để giúp cơ thể thư giãn và thoải mái hơn sau buổi xông hơi.
LƯU Ý THÊM SAU KHI XÔNG HƠI
- Tránh xông hơi sau khi uống rượu: Xông hơi sau khi uống rượu là rất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tim mạch. Rượu có thể gây tăng nhịp tim và mở rộng mạch máu, và kết hợp với hiệu ứng nhiệt độ cao của phòng xông có thể gây nguy cơ tăng áp lực lên hệ tim mạch. Do đó, nên tránh xông hơi sau khi đã uống rượu.
- Không nên xông hơi – massage khi có những vấn đề sức khỏe như rối loạn tim mạch, sốt cao, bệnh ngoài da, hành kinh, hoặc mang thai: Các tình trạng sức khỏe như rối loạn tim mạch, sốt cao, bệnh ngoài da, hành kinh hoặc thai kỳ đều có thể gây tác động xấu khi xông hơi. Trong những trường hợp này, nên tránh xông hơi hoặc thực hiện nó dưới sự giám sát của một chuyên gia y tế.
- Tránh xông hơi quá thường xuyên: Xông hơi quá thường xuyên có thể làm mất quá nhiều năng lượng và dưỡng chất từ cơ thể, gây mệt mỏi, và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Lời khuyên là nên xông hơi cách nhau ít nhất 3 ngày một lần để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian để hồi phục.
- Tránh xông hơi khô liên tục để giảm béo: Xông hơi có thể giúp đốt cháy một lượng nhất định calo, nhưng không nên sử dụng nó như một phương pháp độc lập để giảm cân. Nếu bạn muốn giảm cân, hãy kết hợp xông hơi với chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp.
- Thực hiện việc hít thở đúng cách: Khi xông hơi, hãy hít thở từ từ qua đường mũi và thở ra từ từ qua đường miệng. Điều này giúp cơ thể thích nghi dễ dàng với môi trường nhiệt đới trong phòng xông hơi.
- Uống trà gừng sau xông hơi: Sau buổi xông hơi, uống một tách trà gừng nóng có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái và giảm căng thẳng. Hãy tránh đường và đường mỡ nếu có thể.
Trên đây là những chia sẻ về có nên xông hơi sau khi ăn hay không. Hy vọng đã giúp bạn có được câu trả lời và biết được nhiều thông tin hữu ích.