Trong ngành dệt may, mỗi loại vải đều sở hữu một bảng màu riêng biệt nhằm thể hiện rõ cá tính và phong cách của người sử dụng. Việc sử dụng màu sắc phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ mà còn tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và tâm trạng. Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng, góp phần tạo nên sự kết nối giữa người tiêu dùng với sản phẩm, khẳng định sự độc đáo trong từng gu thẩm mỹ.
Tại Sao Bảng Màu Vải Lại Cần Thiết
Bảng màu vải được sử dụng để hiện thị các màu sắc đa dạng của sản phẩm, giảm thiểu sự sai lệch màu khi xem sản phẩm trên màn hình so với thực tế. Việc sử dụng bảng màu vải cũng có lợi cho các nhà sản xuất và cả khách hàng trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Màu sắc sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của khách hàng. Việc cung cấp bảng màu rõ ràng giúp khách hàng đánh giá chính xác hơn về màu sắc sản phẩm, từ đó tăng khả năng ra quyết định. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng cách so sánh màu sắc giữa các lô hàng. Điều này vừa đảm bảo được tính đồng nhất, vừa tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng về chất lượng sản phẩm mà họ nhận được.
Các Bảng Màu Vải May Đồng Phục Thông Dụng Nhất Hiện Nay
Bảng Màu Vải 100% Cotton (Cotton USA)
Vải Cotton 100% hay còn gọi là Cotton USA là loại vải có thành phần chính là sợi bông tự nhiên. Đây là loại chất liệu làm mưa làm gió trong ngành thời trang vì chất lượng vượt trội, thân thiện với môi trường nên được mọi người yêu thích và sử dụng, đặc biệt trong việc thiết kế và may in áo thun.
Nhờ những ưu điểm như thấm hút mồ hôi tốt, chồng bay màu, mài mòn, dễ dàng nhuộm màu và khó bị dính bẩn, nấm mốc mà vải cotton 100% được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để may đồng phục cho mình. Với đặc tính là dễ nhuộm màu nên không có gì bất ngờ nếu bảng màu vải cotton USA khá đa dạng từ màu sắc trung tính như đen, xám, be, … cho đến những gam màu nổi bật như đỏ, cam, tím, …
Bảng Màu Vải Cotton Thun 65/35 (CVC)
Các sản phẩm đồng phục thường được thiết kế với các màu sắc đa dạng và phong phú, từ những màu sắc trung tính như trắng, đen, xám, đến những màu sắc sáng và tươi sáng như cam, tím, đỏ, cam lợt, bò, xanh dương, xanh két, nâu. Các màu sắc được sử dụng tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thị hiếu của khách hàng.
Vải thun 65/35 là loại vải được tạo ra từ hai thành phần chính là sợi bông (65%) và sợi PE (35%). Vì cotton chiếm tỷ lệ cao hơn so với PE nên người ta thường gọi là vải Cotton 65/35. Vì vậy, quy trình sản xuất loại vải này là sự kết hợp của việc tạo ra sợi tự nhiên và sợi tổng hợp.
Hiện nay, vải Cotton 65/35 được nhiều nhà sản xuất lựa chọn vì vừa có giá thành phải chăng cũng như chất liệu tốt không thua kém vải 100% cotton. Ngoài độ co giãn, đàn hồi tốt, Cotton 65/35 còn sở hữu những đặc điểm nổi trội như khả năng hút ẩm, vải mềm mịn, đồ bền cao và giặt rất nhanh khô, bảng màu vải phong phú, …
Vải Cotton 2 Chiều
Vải cotton 2 chiều là một loại vải khá phổ biến. Nó được xuất hiện trong những mẫu trang phục thường ngày của hầu hết mọi người. Tùy vào mức độ pha vải mà chất liệu có thể có những tính chất khác nhau. Nhưng về mặt bằng chung thì vải cotton 2 chiều đều có những đặc điểm hữu ích, thích hợp trong việc may mặc.
Với đặc tính mịn mát, hút ẩm tốt và ít bị nhăn, việc lựa chọn loại vải này để mặc trong những ngày hè nắng nóng là rất phù hợp. Nó sẽ giúp bạn vận động dễ dàng hơn mà không gây khó chịu khi mặc. Bạn có thể lựa chọn một số màu sau đây cho áo thun từ chất liệu cotton 2 chiều như trắng, xanh cốm, thiên thanh, bích lợt, tím hồng, cam đậm…
Vải Cotton 4 Chiều
Đặc điểm mà được nhiều người yêu thích nhất của vải cotton 4 chiều đó chính là độ co dãn tốt. Được đánh giá là loại vải có nhiều ưu điểm nhất hiện nay. Sử dụng loại vải này để may áo sẽ giúp người mặc có cảm giác mềm mại, dễ chịu. Không những thế, nó là một trong những loại vải có độ thấm hút mồ hôi tốt, rất dễ bắt màu. Bạn có thể tìm thấy nhiều loại màu sắc ở chất liệu này.
Một số màu cơ bản và được nhiều người lựa chọn như trắng, vàng bò, vàng cúc, tím cà, ghi sáng, lòng tôm… Những màu sắc này khi sử dụng để nay áo thun sẽ tạo cảm giác mới mẻ tươi trẻ. Điều lưu ý khi sử dụng chất liệu này đó chính là giá thành. Đi kèm với những lợi ích tốt là một mức giá hơi cao nên có rất nhiều người e ngại khi lựa chọn.
Vải Vitek
Loại vải này được đan bởi loại máy có hai chiếc kim, đan cùng một lúc nên bề mặt 2 bên giống nhau. Chất vải vitex dày dặn, có độ bền cao, vải không dày nhưng cũng không quá mỏng.
Bảng Màu Vải Kate
Vải Kate là loại vải tổng hợp từ sợi bông tự nhiên và sợi Polyester nhân tạo. Đây là một trong những chất liệu được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay. Vải Kate sở hữu những ưu điểm của hai loại vải Cotton và Polyester như khả năng thấm hút tốt, vải không bị nhăn, mặt vải phẳng và mịn cũng như dễ dàng giặt ủi, thân thiện với cơ thể. Vì vậy, vải Kate được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực may đồng phục học sinh, nhân viên văn phòng, công nhân, …
Kate Mỹ
Mặc dù giá thành của vải Kate Mỹ tương đối cao nhưng chất lượng cực kỳ tốt. Vải có sự pha trộn giữa nhiều màu sắc khác nhau nên tổng thể bảng màu vải Kate Mỹ rất bắt mắt. Loại vải này thường được sử dụng để may áo sơ mi, đồng phục công sở…
Kate Silk
Vải Kate Silk là một lựa chọn thú vị cho trang phục hàng ngày. Được làm hoàn toàn từ sợi Polyester, nên độ bền màu cao. Dù khả năng thấm hút kém hơn so với các loại vải tự nhiên nhưng vải kate silk rất ít nhăn, giúp bạn luôn tự tin và thoải mái trong mọi tình huống.
Kate Polin
Vải kate polin là loại vải được ưa chuộng trong ngành may mặc nhờ hàm lượng sợi bông cao, mang lại độ mềm mại và thấm hút tốt. Đặc tính thoáng khí của vải giúp giảm bí bách, đặc biệt trong mùa hè. Kate polin thường được sử dụng để may đồng phục văn phòng và học sinh, màu sắc đa dạng, dễ bảo quản và giữ form tốt sau khi giặt.
Kate Sọc (Kate Caro)
Vải Kate sọc là loại vải đẹp nhất trong nhóm Kate, được yêu thích bởi sự sang trọng và cao cấp. Với họa tiết caro tinh tế, loại vải này mang đến vẻ ngoài thời thượng cho những chiếc áo sơ mi công sở. Bảng màu của vải vô cùng đa dạng, giúp bạn thoải mái lựa chọn theo phong cách cá nhân.
Kate Ford
Tương tự như vải Kate Polin nên có độ thấm hút cao nhưng dễ bị xù lông hơn với loại vải khác.
Kate Hàn Quốc
Dễ bị bay màu và độ bền của vải không cao. Loại vải này được sử dụng làm áo đồng phục cho công nhân là chủ yếu.
Bảng Màu Vải Kaki
Vải Kaki được sử dụng phổ biến để may đồng phục bảo hộ, tạp dề đồng phục quán cà phê, … hoặc mũ. Vải Kaki có thể được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Vì vậy, vải có tính chất nổi bật là bền, mát, không nhăn và độ co giãn tốt. Thông thường, để may quần áo bảo hộ, tạp dề hay mũ, người ta thường sử dụng vải kaki polyester.
Chất liệu này có nguồn gốc từ sợi tổng hợp, thành phần đặc trưng là ethylene. Ưu điểm của nó là chống thấm nước tốt, bền và giữ được form lâu. Một số màu hay được sử dụng trong bảng màu vải này là đen, kem, trắng, xám, nâu, …
Bảng Màu Vải Lacoste
Vải Lacoste 2 Chiều
Vải lacoste hay còn gọi là vải cá sấu, luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho áo thun và áo polo. Vải được pha từ hai chất liệu cotton và sợi spandex có tỉ lệ 95% cotton và 5% sợi spandex. Mọi người có thể dùng tay kéo nhẹ vải để kiểm tra độ co giãn của vải, chất liệu này có độ co giãn chiều dọc rất tốt, giúp bạn tự tin vận động cả ngày dài.
Một số màu có trong bảng màu mà thường dùng để may áo thun như trắng gạo, hồng phấn, sen lợt, đỏ, đỏ đô, két đậm, ngọc lợt… Những gam màu này không chỉ mới lạ mà còn thể hiện phong cách tươi trẻ, năng động. Rất phù hợp cho việc may đồng phục thể thao, team building,… để ghi dấu ấn mạnh mẽ.
Vải Lacoste 4 Chiều
Điểm khác nhau giữa lacoste 2 chiều và 4 chiều đó chính là độ co giãn. Với lacoste 4 chiều mọi người thoải mái kéo giãn cả về chiều ngang lẫn chiều dọc. Chất liệu này rất bền thường thấy ở những mẫu đồ thể thao cao cấp. Các màu ghi, xanh lá, ve chai, tím huế, nâu, cam nhạt… sẽ được nhìn thấy ở vải lacoste 4 chiều.
Bảng Màu Vải Thun Lạnh
Nghe đến vải thun lạnh là mọi người có thể hình dùng được ngay về chất liệu này đúng không nào? Đây là loại vải giúp người mặc có cảm giác mát lạnh, mềm mịn. Chất liệu được dệt từ sợi Polyester có giãn tốt, rất khó nhăn thường được dùng để may các loại quần áo như đồ thể thao, đồ trẻ em, quần áo người lớn…
Vì mức độ ứng dụng khá cao nên vải thun lạnh đang là một trong những chất liệu có nhiều sự lựa chọn về màu sắc nhất. Một số màu tiêu biểu chẳng hạn như đô, tôm, đen, vàng chanh, cacao, ngói, cà phê, phấn, hồng đào, dâu mới và xanh đen…
*** Tham khảo thêm: May Đồng Phục Spa, TMV ✔️ Chuẩn Form Cao Cấp Tại TPHCM
Bảng Màu Vải Thun Mè
Vải thun mè là một chất liệu độc đáo và lạ mắt mà bạn không nên bỏ qua. Đặc điểm nhận biết chính là những lỗ nhỏ xíu giống hạt mè, mang đến độ thông thoáng tuyệt vời và khả năng thoáng mồ hôi cực tốt. Hơn nữa, vải gần như không bị nhăn dưới áp lực, đảm bảo sự tự tin cho bạn khi mặc.
Cấu tạo chủ yếu từ sợi Polyester tổng hợp, có 3 – 5% sợi Spandex và có thể thêm sợi cotton. Đỏ, xám, đô, kem, xanh đen, rêu, cam đậm, hải quân, trắng… là những màu sắc có thể lựa chọn khi quyết định may áo thun với chất liệu này. Nếu bạn yêu thích sự thông thoáng, dễ chịu khi mặc thì đừng nên bỏ qua vải thun mè nhé!
Lựa Chọn Theo Màu Sắc Vải Theo Ngành Nghề
Tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động mà màu sắc vải cũng sẽ có sự khác biệt tương đối. Ví dụ như:
- Công nghệ: Xanh biển, xanh dương.
- Y tế: Trắng, Xanh da trời, xanh lục.
- Tài chính: Xanh lá cây, trắng, đen, xanh nhạt.
- Ẩm thực: Đỏ, cam, vàng.
- Làm đẹp: Hồng, da.
- Giáo dục: Xanh, xám, trắng, cam, đỏ.
Tuy nhiên, đây chỉ là bảng màu tham khảo. Việc sử dụng màu sắc trong việc phát triển thương hiệu là một vấn đề phức tạp và có thể thay đổi tùy theo thị trường, đối tượng khách hàng, và mục đích của thương hiệu.
*** Xem thêm: Áo Blouse Trắng Cho Nghành Y Giá Tốt Nhất tại TPHCM
Bảng màu vải là một yếu tố then chốt giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của cơ sở, nhà máy sản xuất. Việc có bảng màu rõ ràng giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn vào doanh nghiệp. Nhờ đó, khách hàng dễ tìm kiếm và lựa chọn những sản phẩm mà mình ưng ý, phù hợp với mong muốn từ chất liệu đến màu sắc, tạo nên sự hài lòng tối đa. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về màu sắc của các loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tìm hiểu cùng Khăn Nam Phong nhé!