Theo dõi Khăn Nam Phong trên

Xông Hơi Giải Cảm Là Gì? Cách Nấu Nguyên Liệu Xông Hơi Giải Cảm

Nhung Lê
16/04/24

Xông hơi giải cảm là phương pháp xông hơi trị cảm, loại bỏ cảm cúm cảm lạnh hiệu quả nhất. Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên, được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Nếu biết áp dụng cách xông hơi phù hợp, virus cảm cúm sẽ được tiêu diệt. Từ đó, giúp bạn loại bỏ bệnh cảm, nhanh chóng trở về với cuộc sống bình thường.

*** Xem thêm: Khăn Spa Massage Nam Phong Giá SỈ & RẺ – CC Hơn 1000+ SPA Trên Toàn Quốc

Xông Hơi Giải Cảm Có Tác Dụng Gì? 

Xông hơi giải cảm có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục về trạng thái ban đầu. Bên cạnh đó, còn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, làm cho bạn cảm thấy thoải mái thư giãn hơn.

Dưới tác động của hơi nước xông, còn có công dụng kích thích hệ tuần hoàn máu hoạt động mạnh. Đảm bảo quá trình vận chuyển máu và oxy tới các cơ quan bên trong cơ thể.

Xông Hơi Giải Cảm Xong Có Được Tắm Không?

Xông hơi giải cảm có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và giảm triệu chứng như tắc nghẽn mũi hoặc đau họng. Sau khi bạn đã xông hơi và cảm thấy tốt hơn, bạn có thể tắm để làm sạch cơ thể và cảm thấy sảng khoái hơn.

Tuy nhiên, hãy tuân thủ các quy tắc vệ sinh cơ bản khi tắm sau xông hơi:

  1. Sử dụng nước ấm: Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng để tắm sau xông hơi. Nước nóng có thể làm mất nước da và gây kích ứng.
  2. Thời gian tắm ngắn: Hạn chế thời gian tắm sau xông hơi để tránh mất quá nhiều nước từ da.
  3. Sử dụng xà phòng nhẹ: Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc sản phẩm tắm không chứa hương liệu mạnh hoặc chất tạo màu để tránh kích ứng da.
  4. Điều chỉnh nhiệt độ: Đảm bảo rằng nhiệt độ nước tắm không quá nóng, vì nó có thể làm da bị đỏ hoặc kích ứng nếu bạn đã xông hơi trong một phòng nhiệt đới.
  5. Bổ sung nước: Sau khi tắm xong, hãy bổ sung nước bằng cách uống nước để giữ cơ thể được hydrat hóa.
  6. Mặc áo sạch: Sau khi tắm, mặc bộ đồ sạch và khô để tránh lạnh khi rời khỏi phòng tắm.

Các Loại Lá Nguyên Liệu Nấu Nước Xông Hơi Giải Cảm

Dưới đây là các lá nguyên liệu nấu nước xong hơi giải cảm mà Nam Phong tổng hợp dựa vào kinh nghiệm cá nhân cho bạn tham khảo:

  • Lá sả: Chứa tinh dầu geraniol, citral và có tác dụng kháng khuẩn, chống ho và hạ nhiệt cơ thể khi sốt.
  • Lá tre (lá trúc diệp): Có chất có tính kháng sinh thực vật giúp hạ nhiệt, an thần và giải độc.
  • Lá chanh: Có tinh dầu mùi thơm, giúp sát khuẩn, tiêu đờm, và giảm triệu chứng ho, cảm sốt.
  • Lá bưởi: Chứa các chất như alpha-pinen, limonene alpha-terpineol, giúp giảm đau, hạ nhiệt, giảm ho, và sát trùng vùng mũi họng.
  • Lá ngải cứu: Có vị đắng hơi cay, giúp lưu thông khí huyết, cải thiện hệ tuần hoàn và cơ thể khỏe hơn.
  • Lá bạc hà: Chứa nhiều tinh dầu menthol, α – β pinene, có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, và loãng đờm.
  • Lá tía tô: Giúp hạ sốt, giải cảm, giảm đau đầu và mệt mỏi toàn thân.
  • Gừng: Giúp giảm sự nhức mỏi khi bị cảm, giảm ho và đờm, và chống nôn.
  • Hương nhu: Thanh nhiệt, hành khí, giúp giải cảm, giảm đau và loãng đờm.

Lưu ý rằng mỗi loại lá có thể có tính chất và tác dụng khác nhau, và hiệu quả có thể khác nhau đối với mỗi người. Hãy tuân thủ tìm hiểu rõ, hoặc người có kinh nghiệm trước khi sử dụng cụ thể của từng loại lá và thảo dược và đảm bảo bạn không bị dị ứng trước khi sử dụng.

Các Bước Làm Xông Hơi Giải Cảm 

Nếu muốn sử dụng xông hơi khi bị cảm, bạn chỉ cần thực hiện một số bước đơn giản. Nhiều người thường nghĩ xông hơi sẽ phức tạp và cầu kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế lại rất tiết kiệm thời gian chi phí.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu 

Bước đầu tiên là bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu như sau: lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô…Mỗi thứ một chút, nên lấy đa dạng các loại nguyên liệu chứ không ưu tiên một thứ quá nhiều.

Khi chọn nguyên liệu, phải chọn những loại lá tươi, còn xanh, không bị héo úa. Tuyệt đối không chọn các loại lá bị phun thuốc, có dấu hiệu hỏng, vàng hoặc sâu ăn.

Bước 2: Ngâm và rửa sạch 

Các nguyên liệu sau khi chọn lựa ở bước 1, sẽ tiến hành ngâm với một chút muối. Muối có tác dung khử khuẩn rất tốt. Các loại lá cho vào chậu muối loãng và để khoảng 5-10 phút.

Sau đó, bạn vớt ra và rửa sạch với nước loãng. Để ráo nước và chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Bước 3: Nấu nước xông 

Bạn đun nước cho đến khi sôi hoàn toàn. Mở nắp nồi và bỏ các loại lá vào. Đun cho đến khi các loại lá chín hết, có ra màu là được.

Bước 4: Xông hơi 

Bạn chọn nơi kín đáo không có gió thổi, cởi quần áo và trùm khăn kín đầu. Tiếp đến là từ từ mổ nồi nước lá để cơ thể thích nghi. Không nên mở nắp nồi quá nhanh, nước xông hơi toát ra đột ngột sẽ khiến cơ thể bị sốc.

Bước 5: Nghỉ ngơi 

Sau khi xông cần lựa chọn nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, thoáng mát 
Sau khi xông cần lựa chọn nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, thoáng mát

Khi xông xong, bạn sử dụng khăn tắm cao cấp chất liệu mềm mại để lau khô người. Mới xông xong, cơ thể toát rất nhiều mồ hôi và đọng nước khá nhiều. Do đó, bạn cần phải lau khô cơ thể mới tiến hành mặc quần áo. Sau đó, bạn vào di chuyển vào phòng để nghỉ ngơi.

Top lưu ý khi áp dụng xông hơi giải cảm 

Mặc dù giúp giải cảm nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các thông tin sau để quá trình diễn ra tốt nhất.

Tần suất 

Người bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần. Không nên xông quá nhiều khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước.

Trường hợp áp dụng

Bạn không nên xông đối với trường hợp cảm nắng hoặc khi có dấu hiệu bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…

Lựa chọn khăn xông 

Bạn có thể sử dụng khăn kích cỡ lớn để phủ kín đầu. Nên sử dụng khăn chất liệu tốt để giữ hơi nước được hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều loại khăn cao cấp. Bạn nên tham khảo khăn Nam Phong. Đây là thương hiệu khăn uy tín, được nhiều người đánh giá cao và tin tưởng sử dụng.

Không tắm sau khi xông 

Nhiều người băn khoăn không biết xông hơi giải cảm xong có được tắm không? Câu trả lời là không. Bạn chỉ dùng khăn để lau khô người. Nếu cố tình tắm ngay sau khi xông, sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Tuyệt đối không nên tắm ngay sau khi xông hơi
Tuyệt đối không nên tắm ngay sau khi xông hơi

Dừng xông khi có dấu hiệu bất thường 

Trong quá trình xông hơi, nếu bạn cảm thấy cơ thể có dấu hiệu lạ: buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt…thì nên dừng lại không xông nữa. Không nên cố tình xông hơi hạ sốt chỉ vì suy nghĩ muốn giải cảm nhanh. Bạn nên lắng nghe và cảm nhận cơ thể của mình.

Kết hợp ăn uống đủ chất 

Xông hơi giải cảm chỉ là một trong những cách giúp bạn giải cảm. Không phải là phương pháp giải cảm 100%. Điều quan trọng là bạn cần phải ăn uống đủ chất và dành thời gian nghỉ ngơi.

Khi bị cảm nên hạn chế uống nước lạnh, ưu tiên ăn đồ ấm nóng. Hạn chế lao động làm việc quá sức. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

Trên đây là những chia sẻ về xông hơi giải cảm. Hy vọng sẽ hữu ích với nhiều bạn đọc

5/5 - (1 bình chọn)