Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày là hiệu quả nhất?

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày là câu hỏi phổ biến của rất nhiều các bậc phụ huynh có con nhỏ. Tắm nắng sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh tật. Để giúp quý bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề tắm nắng cho trẻ, Khăn Nam Phong xin gửi tới bài viết hữu ích sau đây. 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày? 

Trẻ sơ sinh sau khi được khoảng 7-10 ngày tuổi, bạn đã có thể cho bé tắm nắng. Tuy nhiên trẻ sơ sinh còn yếu người, làn da khá nhạy cảm do vậy tắm nắng cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Các bậc cha mẹ cũng cần phải có kiến thức khoa học, trước khi thực hiện các bước tắm nắng cho trẻ. Không tùy ý tắm nắng cho bé theo sở thích hoặc theo mong muốn bộc phát. Tất cả những quyết định của cha mẹ trong việc tắm nắng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Với trẻ còn non ngày non tháng, bạn đừng quá vội vàng tắm nắng cho bé trong khoảng thời gian quá dài. Trung bình, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ chỉ nên tắm trong khoảng 20 phút. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh lần đầu được tắm nắng, thời gian tắm nắng tốt nhất chỉ khoảng từ 5-10 phút.Bạn nên để bé có thời gian làm quen với ánh nắng mặt trời, sau khi bé đã quen với việc tắm nắng, chúng ta mới điều chỉnh thời gian tắm tăng lên.

Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh 

Thời điểm tắm nắng 

Không phải thời điểm nào trong ngày cũng là thời điểm thích hợp để trẻ tắm nắng. Thời điểm tắm thích hợp là trước 9h sáng và sau 5h chiều. Thời điểm đó, ánh nắng mặt trời có nhiều nguồn vitamin D hữu ích và dồi dào. Cơ thể của bé được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dễ dàng hấp thu được các dưỡng chất và chuyển hóa thành những năng lượng tích cực.

Chuẩn bị quần áo 

Thời gian mới bắt đầu tắm nắng, các mẹ nên để lộ một phần da của bé. Không nên lột hết quần áo đối với trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh tắm nắng nhưng vẫn phải có quần áo để che chắn những bộ phận cần thiết. Ví dụ: phần mắt, phần rốn,… Những bộ phận nên được hở khi tắm nắng: chân, tay, một nửa đầu, và phần mặt (trừ đôi mắt để tránh cho bé bị chói).

Khi trẻ sơ sinh cứng cáp hơn, thường từ thì sau vài tháng tuổi, các mẹ có thể cởi bỏ dần những lớp quần áo trên người bé. Các mẹ cho bé mặc quần áo nhưng để hở từ bàn chân, che mặt và che mắt cho bé là được. Những ngày tiếp theo, nên cho bé mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần đến phần che lên đùi, bụng, ngực.

Địa điểm tắm nắng 

Chúng ta không nên tắm nắng ở những nơi gió lộng vì tiếng gió to rất khiến trẻ giật mình. Mặt khác, gió to rất dễ khiến bé bị cảm lạnh, dẫn đến hiện tượng cảm sốt. Địa điểm tốt nhất để tắm nắng là những nơi khô thoáng, mát mẻ, trong nắng, có nhiều ánh sáng tự nhiên. Không nên chọn những địa điểm những nơi có mùi ô nhiễm, quá nhiều bụi bẩn và ẩm ướt.

Trong trường hợp bạn chọn tắm nóng trong phòng thì không nên đóng cửa kính. Đóng cửa kính sẽ giúp ngăn cản việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể. Vì vậy, nếu tắm nắng trong phòng có cửa kính, bạn hãy mở cửa kính ra để ánh nắng tự nhiên được chiếu thẳng vào phòng. Điều này giúp bé dễ dàng hấp thu lượng vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Trong khi tắm nắng 

Các bậc cha mẹ nên theo dõi con thường xuyên trong suốt quá trình tắm nắng. Nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường, bạn cần tiến hành khắc phục ngay. Bé ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh, bạn nên dùng quá trình tắm nắng. Sau khi đưa bé vào chỗ thoáng mát, bạn hãy cho trẻ uống sữa mẹ hoặc chút nước lọc ( với những trẻ trên 6 tháng tuổi).

Sau khi tắm xong 

Sau khi tắm, lau bé bằng khăn tắm chuyên dụng xong, bạn cho bé vào nghỉ ngơi. Một điều lưu ý là không nên tắm cho bé ngay sau khi tắm nắng xong. Nếu bé nóng ra nhiều mồ hôi, bạn chỉ nên dùng khăn mát để lau cho bé.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tắm nắng cho bé. Hy vọng sẽ giải đáp câu hỏi tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày của nhiều bạn đọc.

Nội dung tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *