Nói dối từ bao lâu nay luôn được gắn mác với cái xấu và luôn mang lại những hậu quả khó lường. Nói dối có tác hại gì thì ắt hẳn chúng ta ai cũng sẽ trải qua một lần, tuy nhiên có phải nói dối liệu có phải luôn luôn là xấu không? Cùng Khăn Nam Phong tìm hiểu về sự nói dối trong cuộc sống khi ngày cá tháng Tư sắp tới nhé!
Nói dối là gì?
Chắc trong cuộc đời chúng ta ai cũng đã từng gặp người nói dối hoặc chính chúng ta cũng đều từng nói dối rồi. Vậy định nghĩa nói dối là gì? Vì sao chúng ta lại nói dối.
Nói dối tức là cố tình nói khác sự thật đã xảy ra, hoặc chưa xảy ra nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó của người nói. Hầu hết trong các trường hợp nói dối đều mang tính tiêu cực, làm sai lệch thông tin và ảnh hưởng đến chủ thể.
Nói dối mang tính tiêu cực không chỉ được thực hiện ở lời nói mà còn ở hành động, đó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, thể hiện con người của dối trá, gian xảo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nói dối không hề mang ý đồ xấu, vậy khi nào nói xấu mới tạo ra tác hại?
Các lý do khiến con người ta nói dối
Rõ ràng ai trong chúng ta cũng được dạy phải sống cho thật trung thực và ngay thẳng nhưng tại sao con người vẫn nói dối?
Không phải lúc nào nói dối cũng là xấu, lý do của việc nói dối sẽ là cách để bạn có thể biết được loại nói dối nào mang lại tiêu cực.
Nói dối để che đậy khuyết điểm bản thân
Đây là loại nói dối hay gặp nhất của chúng ta. Không phải ai cũng can đảm để chịu trách nhiệm hay những khuyết điểm của bản thân, vì vậy họ sẽ tìm cách nói dối để làm giảm đi sự nghiêm trọng của vấn đề. Nói dối để người khác nghĩ tích cực hơn về mình hay để không bị mất mặt là một dạng thường thấy.
Với lý do này thì mức độ nguy hiểm của nói dối chỉ mang tính trung bình, nó làm thay đổi nhìn nhận của người khác về mình. Làm như vậy khi bị phát hiện sẽ làm người khác mất niềm tin dần theo thời gian gian, bởi vì đơn giản là “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
Nói dối để che đậy khuyết điểm thông thường không mang tính mưu mô, nhưng nếu nói dối liên tục sẽ thành thói quen khó bỏ, rất dễ ảnh hưởng đến công việc và mối quan hệ.
Nói dối để thay đổi cảm xúc người khác
Ắt hẳn bạn đã gặp những trường hợp bác sĩ nói dối bệnh nhân về mức độ nghiêm trọng của bệnh tình, hay người bố nói dối để khuyến khích con cái trong hoạt động nào đó. Đây là nói dối ở mức độ thấp ít gây nguy hại cho đối phương.
Thật ra loại hình nói dối này luôn có mục đích tốt. Để người nghe có động lực và phấn đấu, tránh mang thêm cho họ những sầu não, đây có lẽ là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên nói dối thì chưa bao giờ là tốt, hãy khôn khéo và chọn cách nói dối, đừng để trong thời gian dài, sự phát hiện sẽ làm người khác thất vọng hơn nhiều lần.
Nói dối dạng nịnh hót cũng thuộc loại này, tuy nhiên mục đích và chuộc lợi từ người dối diện là có, vì vậy nó mang tính tiêu cực. Một số người xu nịnh, tìm những lời ngon tiếng ngọt cũng chỉ để thực hiện hành vi xấu xa, ích kỉ mang lại lợi ích cho bản thân.
Nói dối để lừa gạt, giả mạo
Nói dối và hành động lừa gạt luôn bị lên án và được cấu thành vi phạm pháp luật. Loại nói dối này cần được bài trừ khỏi xã hội để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
Loại nói dối lừa gạt, giả mạo có thể có ở khắp mọi nơi từ buôn bán, giáo dục, giao dịch, nhà đất, làm giả các loại giấy tờ hay dụ dỗ người khác nhằm mục đích lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, tiền bạc của đối phương.
Những hành động thuộc loại nói dối này sẽ bị truy tố, lên án đạo đức cũng như bị xử phạt tùy theo quy mô và mức độ của vụ việc. Đây là hành vi mà mọi người tuyệt đối không nên làm.

Làm cách nào để tránh được việc nói dối
Con người có thể thay đổi, xã hội luôn luôn phát triển, những cám dỗ, những thứ tiêu cực, áp lực cuộc sống hay đơn giản chỉ là bản chất ban đầu luôn là những lý do kiến con người trở nên dối trá. Tránh được nói dối phải nuôi duõng tâm hồn từ bên trong, vì vậy hình thành sự trung thực từ nhỏ là rất quan trọng. Có một số biện pháp sau để phòng tránh việc nói dối:
Giáo dục trẻ em từ nhỏ
“Nhân chi sơ, tính bổn thiện” luôn là sự thật, một con người ngay từ đầu có lẽ không bao giờ xấu được. Trẻ em cần được dạy dỗ về việc nói dối khi chúng còn nhỏ. Chúng ta nên tránh khỏi những hành vi cố tình hay bắt buộc trẻ phải nói dối, như vậy sẽ hình thành một tâm hồn không tốt đối với những mầm non tương lai này.
Việc giáo dục qua làm gương là tốt nhất, luôn thể hiện sự thật trước những đứa trẻ và dạy chúng cách phải biết chịu trách nhiệm. Từ đó hình thành một tư tưởng trung thực, dũng cảm đối diện sự thật từ nhỏ sẽ là cách để khiến trẻ tránh xa việc nói dối.
Môi trường sống
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” – không phải tự nhiên mà có những câu tục ngữ như vậy. Môi trường sống lành mạnh sẽ giúp hình thành những con người chuẩn mực. Chọn bạn mà chơi cũng là một phần quan trọng của đời người, những người bạn tốt và trung thực sẽ luôn là môi trường tốt để con người phát triển.
Tự hoàn thiện bản thân
Giáo dục hay môi trường sống cũng chỉ là một phần giúp con người đi dúng hướng. Phần mấu chốt vẫn là ở bản thân của bạn. Sự trung thực hình thành trong tâm hồn mỗi người là điều quan trọng để tránh được nói dối. Trau dồi và rèn luyện nền tảng kiến thức cũng là một phần nâng cao giá trị của con người, từ đó học được nhiều điều hay, tự kiến tạo cho bản thân một cuộc sống tốt đẹp mà không cần phải lừa lọc hay dối trá.
Tác hại của nói dối quá nhiều để có thể đề cập đến, trong mọi trường hợp hãy cố gắng cản đảm nói sự thật nhé các bạn!