Quy Trình Dệt Vải Và Nhuộm Vải Tại Các Xưởng Như Thế Nào ?

Để đảm bảo chất lượng chiếc áo, chiếc khăn với màu sắc bắt mắt, xinh xắn, thì đòi hỏi quy trình dệt và nhuộm vải phải được diễn ra theo một cách cụ thể đúng kỹ thuật, việc làm này sẽ tạo ra một sản phẩm vải hoàn chỉnh khi đến tay khách hàng. Để tìm hiểu kỹ hơn về quá trình này mời các bạn cùng với Khăn Nam Phong tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dệt Vải Là Gì?

Tìm Hiểu Quy Trình Dệt Và Nhuộm Vải – Từ Quả Bông Đến Sản Phẩm Hoàn Thiện
Dệt vải là gì ?

Dệt vải là quá trình tạo ra một tấm vải từ các sợi vải. Trong quá trình dệt, các sợi vải được đan xen với nhau để tạo thành một mảng vải. Quá trình này thường được thực hiện trên các loại máy móc dệt vải khác nhau và được thực hiện bởi các thợ dệt hoặc máy móc tự động.

Dệt vải là một hoạt động lâu đời và truyền thống trong nhiều nền văn hóa khác nhau, và vải đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra quần áo, khăn, drat trải giường và nhiều sản phẩm khác. Hiện nay, công nghệ dệt vải đã được phát triển rất nhiều, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng trên toàn thế giới.

Quy Trình Dệt Vải Như Thế Nào?

Tìm Hiểu Quy Trình Dệt Và Nhuộm Vải – Từ Quả Bông Đến Sản Phẩm Hoàn Thiện
Quá trình dệt vải

 

Quy trình dệt vải là quá trình sản xuất vải từ các sợi sợi vải bằng cách dùng các máy móc và kỹ thuật dệt khác nhau. Quy trình này bao gồm một loạt các bước từ chuẩn bị nguyên liệu, lên kế hoạch sản xuất, thiết kế, dệt và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Quá trình này bao gồm 3 bước cơ bản:

Bước 1: Xử Lý Vải ( kéo sợi )

Tìm Hiểu Quy Trình Dệt Và Nhuộm Vải – Từ Quả Bông Đến Sản Phẩm Hoàn Thiện
Tìm Hiểu Quy Trình Dệt Và Nhuộm Vải – Từ Quả Bông Đến Sản Phẩm Hoàn Thiện

Để có được thành phẩm 1 sản phẩm hoàn chỉnh thì công đoạn kéo chơi rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm. Với vải dệt kim trước khi đến công đoạn dệt phải trải qua các quá trình xử lý hóa sơ. Sau khi xong quá trình xử lý cơ bản sản phẩm bông thô sẽ được đóng kiện với kích thước khác nhau và tiếp tục xử lý các tạp chất như : Cát, bụi bẩn, đất…

Hoàn thiện quá trình xử lý các quả bông sẽ được đánh tung và làm sạch lần nữa với máy móc công nghệ tại các xưởng sản xuất. Khi được đánh bông thì các sợi sẽ được kéo sợi với mục đích tăng kích thước và độ bền cho vải. Sau đó sẽ được đưa vào từng ống kết thúc quá trình kéo sợi.

Tiếp để để tạo hồ cho sợi dọc các xưởng sản xuất sẽ sử dụng các dạ hồ hữu cơ như: Hồ tinh bột, tinh bột biến tính hoặc một số hồ nhân tạo như: Polyacrylat ([-CH₂-CH-]ₙ), Polyvinynalcol PVA ((C2H4O)x)… Với mục đích tạo các màng bao quanh sợi giúp tăng độ bện, độ bóng và độ trơn của sợi.

Bước 2: Dệt Vải

Tìm Hiểu Quy Trình Dệt Và Nhuộm Vải – Từ Quả Bông Đến Sản Phẩm Hoàn Thiện
Dệt vải

Sau khi hoàn thiện các công đoạn kéo sợi quá trình dệt vải được tiến hành. Với công nghệ phát triển như hiện này các thiết bị máy móc được vào sản xuất nhầm nâng cao hiệu suất thì việc kết hợp các sợi ngang – dọc tạo nhầm tạo thành tấm vải chủ yếu bằng máy móc hỗ trợ. Tiếp theo các tấm vải này sẽ được thả vào các dung dịch hóa học cũng như chất phụ trợ để loại bỏ phần hồ các tạp chất khác trong sợi với nhiệt độ cao.

Nhầm làm cho sợi nở thì tiếp tục công đoạn làm bóng. Để vải mất đi màu sắc tự nhiên vốn có ta tiếp tục với công đoạn tẩy trắng bằng dung dịch đến khi vải có độ trắng đạt mức yêu cầu thì tiến hành nhuộm màu

Bước 3: Nhuộm

Ưu – Nhược Điểm Khi Nhuộm Vải Hoạt Tính
Nhuộm vải

Nhuộm màu là công đoạn cuối cùng để hoàn tất thành phẩm, sau khi tẩy trắng vải đến mức yêu cầu thì sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm cùng với dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm tăng khả năng bám màu. Quá trình này đòi hỏi phải sử dụng các loại thuốc nhuộm cùng với nhiều chất xúc tác khác tạo điều kiện tốt nhất để vải lên đúng màu mong muốn.

Sau khi vải được màu sắc mong muốn ta tiến hành nhiều lần công đoạn giặt vải nhằm tách các hợp chất còn sót lại. Cuối cùng, để hoàn thiện vải sẽ phải thực hiện công đoạn ( WASH) mục đích giúp tăng độ bền màu, chống co rút, mềm vải, hạn chết tối thiếu việc ra màu của vải.

Xem thêm:

Mong rằng qua bài viết trên các bạn sẽ có cái nhìn tường tận hơn về quy trình dệt và nhuộm vải tại các doanh nghiệp hiện nay trên thị trường. Từ đó lựa chọn cho mình một phương pháp tốt nhất để có thể gia tăng hiệu xuất làm việc. Xin cảm ơn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *