Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da hiệu quả nhất

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da sao cho hiệu quả nhất là nỗi băn khoăn thường gặp của nhiều bậc phụ huynh. Đặc biệt là với các bậc cha mẹ có trẻ nhỏ bị bệnh vàng da. Khác với những đứa trẻ bình thường, trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ cần có những lưu ý nhất định. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị trong bài viết sau đây của Khăn Nam Phong nhé…

Bệnh vàng da ở trẻ là như thế nào? 

Vàng da là hiện tượng hồng cầu bị vỡ, chức năng chuyển hóa hợp chất bilirubin của gan chưa hoàn thiện. Vàng da mức độ nặng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến cho trẻ tử vong hoặc để lại di chứng chậm phát triển. Vàng da có hai trường hợp cơ bản: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

Vàng da sinh lý 

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp. Vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ thường không gây ra quá nhiều nguy hại tới sức khỏe, do đó các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng. Vàng da sinh lý xuất hiện sau 24 giờ tuổi và sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng.

Biểu hiện của vàng da sinh lý: chỉ xuất hiện hiện tượng vàng da ở một số bộ phận trên cơ thể, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Thông thường, vàng da xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn. Nồng độ của bilirubin/máu đạt không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng. Trương hợp trẻ thiếu tháng, nồng độ bilirubin không quá 14mg%.

Vàng da bệnh lý 

Vàng da bệnh lý là hiện tượng vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh. Làn da của trẻ có màu vàng đậm và sau một tuần không hết vàng da. Mức độ vàng da nặng nề hơn, xuất hiện ở toàn thân ở trẻ, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Khác với vàng da bệnh lý, vàng da bệnh lý có kèm theo các triệu chứng bất thường: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật,…

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da 

Một trong những biện pháp giúp bé cải thiện tình trạng vàng da, đó là tắm nắng đúng cách. Tắm nắng sẽ giúp trẻ hấp thu vitamin D – liều thuốc hữu hiệu chữa vàng da hiệu quả. Cơ thể của trẻ sơ sinh rất cần hàm lượng vitamin D để tăng cường hấp thu canxi, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, vitamin D có trong sữa mẹ là rất ít, trẻ sơ sinh vẫn cần phải được tắm nắng. Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UVB – một trong ba tia cực tím giúp tổng hợp vitamin D cần thiết cho trẻ.

Độ tuổi tắm nắng 

Trẻ sơ sinh từ 7 ngày tuổi trở lên là bạn đã có thể đưa trẻ ra tắm nắng. Cho dù là hiện tượng vàng da sinh lý hay bệnh lý thì tắm nắng cũng rất quan trọng cho trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy cho trẻ tắm nắng sớm để cơ thể của bé hấp thu được vitamin D hiệu quả.

Thời điểm tắm nắng 

Không phải thời điểm nào trong ngày cũng thích hợp để áp dụng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da. Theo các chuyên gia y tế, các bậc cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng trước 9h sáng và sau 5 chiều. Khoảng thời gian này, ánh nắng mặt trời có nhiều tia UVB có lợi cho sức khỏe.

Thời gian tắm nắng 

Trẻ sơ sinh lần đầu tắm nắng chỉ nên tắm trong khoảng 3-5 phút. Mục đích là để bé quen với ánh nắng mặt trời, tạo cho bé cảm giác thoải mái, tự nhiên. Sau khi bé đã làm quen với việc tắm nắng, bạn mới điều chỉnh thời gian tắm nắng tăng lên. Tuy nhiên, thời gian tắm nắng cho bé mỗi ngày chỉ khoảng 20 phút. Không nên tắm nắng trong thời gian quá lâu sẽ khiến bé bị mệt, ra nhiều mồ hôi, cơ thể mất nước.

Trước khi tắm nắng 

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vàng da hiệu quả là bạn cần có sự chuẩn bị cho trẻ trước quy trình tắm nắng. Không phải cứ đưa trẻ ra nắng là đã có thể giúp bé hấp thu được vitamin D. Bạn cần che mắt lại cho bé để tránh bị chói, để lộ phần chân tay để da bé dễ tiếp nhận ánh nắng mặt trời.

Nên chọn địa điểm tắm nắng phù hợp, chọn cho trẻ sơ sinh một vị trí nằm thoải mái. Bạn nên lót cho bé một lớp vải hoặc một chiếc đệm êm ái, để giúp bé nằm nghỉ ngơi. Hãy để những giây phút tắm nắng của trẻ là khoảng thời gian bé thư giãn tuyệt vời. Nam Phong xưởng sản xuất khăn tắm chuyên dụng cho gia đình, spa, khách sạn, khăn làm quà tặng cho doanh nghiệp giá sỉ trên toàn quốc.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời